Kỹ sư phần mềm và cơ hội việc làm hiện nay

Software engineer hay còn gọi là kỹ sư phần mềm, là người xây dựng phần mềm cho máy tính và ứng dụng. Vậy yêu cầu về một kỹ sư phần mềm gồm những gì? Hãy cùng Jobcado tìm hiểu thêm về ngành nghề này nhé!

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là người thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế, phát triển, thử nghiệm và bảo trì các ứng dụng phần mềm. Kỹ sư phần mềm áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật và kiến thức về ngôn ngữ lập trình để xây dựng các giải pháp phần mềm cho người dùng cuối.

Kỹ sư phần mềm cần áp dụng toán học, phương pháp phân tích và các nguyên tắc trong khoa học máy tính để xây dựng, phát triển các phần mềm. Ngoài ra, kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình cũng như kinh nghiệm phát triển phần mềm và hệ điều hành máy tính cũng là những yếu tố quan trọng trong yêu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm.

Kỹ sư phần mềm là 

Trong bối cảnh công nghệ 4.0, yếu tố công nghệ ngày càng đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực cả ở đời sống và học tập, làm việc. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng Software Engineer để phục vụ việc nghiên cứu và phát triển phần mềm cũng trở nên cao hơn bao giờ hết.

💡
Software Engineer đang dần trở thành ngành nghề được săn đón rất nhiều, ứng tuyển công việc kỹ sư phần mềm ngay tại Jobcado!

Công việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java:

Web Developer

Lập trình viên web, hay còn gọi là Web developer, là các kỹ sư phần mềm trong việc phát triển các ứng dụng World Wide Web sử dụng mô hình máy khách – máy chủ. Họ phụ trách biến những yêu cầu của khách hàng hoặc nhóm thiết kế thành website hoàn chỉnh mà chúng ta có thể truy cập vào. Đây là công việc này đòi hỏi tính kỹ thuật và độ phức tạp rất cao. Lĩnh vực này của ngành Software engineer thường được chia thành 3 nhóm như sau:

  • Kỹ sư front-end tập trung vào phần mà người dùng cuối tương tác trực tiếp trên website, bao gồm hình ảnh và các yếu tố tương tác khác như nút và thanh cuộn.
  • Kỹ sư back-end chịu trách nhiệm chủ yếu giúp trang web hoạt động ổn định và trơn tru, phụ trách các bộ phận không trực quan của website
  • Kỹ sư full-stack là software engineer có thể thực hiện chức năng của cả kỹ sư front-end và kỹ sư back-end

DevOps Engineer

Các kỹ sư DevOps yêu cầu nắm giữ kiến thức chuyên môn về phần mềm cần thiết để phát triển hệ thống nhằm xây dựng, triển khai, tích hợp và quản trị phần mềm back-end và hệ thống phân tán. DevOps Engineer chủ yếu quản lý cơ sở hạ tầng ứng dụng, tức là hệ thống cơ sở dữ liệu, máy chủ, v.v.

Software Development Engineer

Chức năng và nhiệm vụ của kỹ sư phát triển phần mềm có sự trùng lặp với Developer là Tester

Kỹ sư phần mềm cần học những gì?

Trở thành kỹ sư phần mềm giúp bạn có thêm cơ hội việc làm trong nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau từ tài chính, bất động sản đến thể thao giải trí. Đây cũng là một công việc cho phép người lao động linh hoạt về địa điểm và thời gian làm việc. Nhiều kỹ sư phần mềm có thể lựa chọn làm việc cho các công ty ở các nơi khác nhau hoặc thậm chí các quốc gia khác, đi làm toàn thời gian cho một doanh nghiệp hay làm việc từ xa cho nhiều dự án. Điều kiện tiên quyết là kỹ sư có thể đáp ứng mức độ hoàn thành dự án đúng hạn.

Software Engineer

Tuy nhiên, kỹ thuật phần mềm cũng đầy thử thách khi nhu cầu về phát triển phần mềm tiếp tục tăng nhanh. Các doanh nghiệp hiện nay cũng có xu hướng tuyển dụng kỹ sư phần mềm có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để giảm thiểu chi phí cũng như thời gian đào tạo về phần mềm. Vì vậy, khi quyết định theo đuổi công việc về kỹ thuật phần mềm, bạn cần có nền tảng cơ bản vững chắc cũng như năng lực để liên tục cập nhật kiến thức, xu hướng mới về công nghệ và cả lĩnh vực ứng dụng phần mềm công nghệ đó.

Để trở thành một Software Engineer, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Kiến thức sâu rộng về nhiều loại ngôn ngữ lập trình
  • Thành thạo phát triển phần mềm và hệ điều hành máy tính
  • Thành thạo toán cao cấp
  • Khả năng áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật để tạo phần mềm
  • Khả năng gỡ lỗi phần mềm và hệ thống
  • Khả năng tạo ra các công cụ cần thiết để phát triển phần mềm
  • Kỹ năng quản lý dự án
  • Kiểm tra phần mềm
  • Thuật toán
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Khả năng tự học
  • Kỹ năng tổ chức

Kỹ sư phần mềm và Nhà phát triển phần mềm

Chức năng và nhiệm vụ của hai vai trò Kỹ sư phần mềm và Lập trình viên có sự chồng chéo lên nhau khá nhiều. Nhà phát triển phần mềm thiết kế các hệ thống máy tính và phần mềm ứng dụng cụ thể trong khi kỹ sư phần mềm làm việc trên quy mô lớn hơn để thiết kế, phát triển và thử nghiệm toàn bộ hệ thống máy tính và phần mềm ứng dụng.

Kỹ sư phần mềm và kỹ thuật phần mềm

Một kỹ sư phần mềm có thể phải làm việc với nhiều người khác nhau trong một nhóm, bao gồm cả các kỹ sư và nhà phát triển khác. Các cá nhân làm việc trong vai trò này cũng có thể làm việc với người dùng để xác định nhu cầu phần mềm.

Nhà phát triển phần mềm làm việc với các nhà phát triển và lập trình viên khác trên cơ sở hạn chế hơn so với kỹ sư phần mềm. Phần lớn phạm vi công việc của nhà phát triển liên quan đến việc làm việc với các ứng dụng hoặc hệ điều hành.

Cơ hội nghề nghiệp và yêu cầu trong tuyển dụng kỹ sư phần mềm

Trong những năm gần đây, nhu cầu về tuyển dụng kỹ sư phần mềm tiếp tục tăng cao khi ngày càng nhiều doanh nghiệp, tổ chức trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Với bằng cấp liên quan và kinh nghiệm về công nghệ phần mềm, bạn có thể tiếp cận các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau không chỉ tại các công ty chuyên về công nghệ thông tin mà còn ở các doanh nghiệp, tổ chức ở các lĩnh vực, quy mô khác.

Tuyển dụng kỹ sư phần mềm có yêu cầu gì?

Cơ hội nghề nghiệp liên quan đến kỹ sư phần mềm bao gồm:

  • Thực tập sinh: lựa chọn phù hợp với sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp để có được kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực của mình và đưa các kỹ năng và kiến thức từ lớp học vào thực tế
  • Freelance Software Engineer: nhiều kỹ sư phần mềm lựa chọn làm việc tự do hơn vì sự tự do và linh hoạt tự nhiên cũng như cơ hội tiếp xúc với sản phẩm của nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Kỹ sư phần mềm tại doanh nghiệp: đây là cơ hội nghề nghiệp tương đối ổn định với lộ trình phát triển rõ ràng từ cấp độ cơ bản nhất đến cao nhất
  • Kỹ sư phần mềm là công việc đang có nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao và không bị giới hạn ở một lĩnh vực hay phương thức làm việc.

Hãy truy cập Jobcado để tìm và ứng tuyển vị trí kỹ sư phần mềm phù hợp với bạn nhé!