Dù là doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức chính phủ, vấn đề về pháp chế là sự tư vấn chuyên nghiệp của luật sư luôn là những yếu tố cần thiết để một tổ chức có thể vận hành đúng theo quy định của nước sở tại. Vậy, luật sư là gì? Hành nghề luật sư cần đáp ứng những yêu cầu nào? Hãy để bài viết này giải đáp những thắc mắc của bạn về luật sư nhé!
Luật sư là gì?
Luật sư, là những chuyên gia được chứng nhận chuyên tư vấn và đại diện cho thể nhân và pháp nhân trong các vấn đề pháp lý. Luật sư phụ trách tư vấn cho khách hàng, thực hiện nghiên cứu pháp lý, chuẩn bị các tài liệu pháp lý và thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự và dân sự.
Người hành nghề luật sư cần được trang bị kiến thức về luật để giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý. Nghề luật sư yêu cầu có nền tảng đạo đức vững vàng và tôn trọng hệ thống pháp luật, đồng thời có thể đại diện cho lợi ích của khách hàng của họ một cách chuyên nghiệp.
Nhiệm vụ chính của luật sư là tuân thủ luật pháp đồng thời bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Luật sư tư vấn, nghiên cứu và thu thập bằng chứng hoặc thông tin, soạn thảo các tài liệu pháp lý như hợp đồng, ly hôn hoặc giao dịch bất động sản, và bào chữa hoặc truy tố trước tòa. Luật sư có thể chuyên về một số lĩnh vực, chẳng hạn như luật doanh nghiệp, gia đình, phá sản hoặc luật môi trường.
Công việc chính của luật sư
Luật sư là một công việc yêu cầu khả năng chịu áp lực cao và phải làm việc với thời hạn nghiêm ngặt. Họ cung cấp cho khách hàng những ý kiến, kiến nghị chuyên môn về đánh giá pháp lý, trình bày rõ ràng cho khách hàng về các quyền của họ, giải quyết các nhu cầu pháp lý và tập hợp các vụ kiện pháp lý.
Luật sư cần giao tiếp và làm việc với Thẩm phán, khách hàng, nhân chứng cũng như những người đóng góp quan trọng khác cho một vụ án. Một luật sư có nhiệm vụ giao tiếp thay mặt cho khách hàng, cả bằng lời nói và bằng văn bản. Đồng thời, luật sư cũng phải đủ năng lực để tìm ra và trình bày các lập luận có lợi cho khách hàng trong suốt quá trình pháp lý, bao gồm hòa giải và hầu tòa.
Tùy thuộc vào môi trường làm việc và quy mô của công ty luật, văn phòng luật, Luật sư có thể quản lý các Trợ lý pháp lý, Thư ký và các nhân viên hỗ trợ khác, đồng thời đưa ra định hướng.
Ngoài làm việc tại sở luật sư, một luật sư còn có thể làm việc theo hướng đại diện và cung cấp tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ trong các vấn đề pháp lý và tranh chấp.
Luật sư tại doanh nghiệp và tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Khi một công ty thuê luật sư đại diện thì luật sư đó là đại diện cho thực thể công ty, chứ không phải là cổ đông hay nhân viên của công ty đó. Công ty hay doanh nghiệp là một thực thể pháp lý được thành lập theo luật của nơi sở tại, thường nhằm mục đích tiến hành kinh doanh. Một công ty hay doanh nghiệp được coi là một thực thể theo luật, tách biệt với chủ sở hữu hoặc cổ đông của nó.
Đối với luật sư doanh nghiệp, trách nhiệm chính và quan trọng nhất của họ là giúp tập đoàn tránh kiện tụng trong việc điều hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, các luật sư của công ty có thể dành thời gian cho:
- Hợp đồng: Xem xét, soạn thảo và đàm phán các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý thay mặt cho tập đoàn, có thể liên quan đến mọi thứ từ hợp đồng cho thuê đến mua lại với quy mô lớn.
- Sáp nhập và mua lại (M&A): Tiến hành thẩm định, đàm phán, soạn thảo và giám sát chung các "thỏa thuận" liên quan đến một công ty "sáp nhập" với một công ty khác hoặc "mua lại" (mua) một công ty khác.
- Quản trị công ty: Giúp doanh nghiệp tạo khuôn khổ cho cách thức điều hành và kiểm soát tổ chức, chẳng hạn như việc cách soạn thảo các điều khoản thành lập công ty, tạo ra các quy định, tư vấn cho các giám đốc và cán bộ công ty về quyền và trách nhiệm của họ, và các chính sách khác được sử dụng để quản lý công ty.
- Đầu tư mạo hiểm: Giúp các công ty khởi nghiệp hoặc các công ty hiện có tìm vốn để xây dựng hoặc mở rộng kinh doanh, có thể liên quan đến tài chính tư nhân hoặc công cộng.
- Chứng khoán: Tư vấn cho khách hàng về việc tuân thủ luật chứng khoán, bao gồm các quy định phức tạp nhằm ngăn chặn gian lận, đào tạo nội bộ và thao túng thị trường, cũng như thúc đẩy tính minh bạch, trong các công ty giao dịch công khai.
Tuy nhiên, thông thường luật sư doanh nghiệp chỉ làm việc cho các tập đoàn lớn và có bộ phận pháp lý nội bộ riêng của họ hoặc tại công ty luật chuyên tư vấn về luật doanh nghiệp tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, thay vì thuê luật sư doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ luật sư để được tư vấn pháp luật doanh nghiệp. Cụ thể, luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp là một chuyên gia pháp lý cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Công việc của luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp có thể bao gồm đưa ra lời khuyên pháp lý về việc thành lập và quản lý doanh nghiệp, hoặc các luật sư tư vấn hợp đồng và thỏa thuận, giải quyết tranh chấp và cung cấp các giải pháp pháp lý để giúp doanh nghiệp phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.
Hành nghề luật sư cần đáp ứng yêu cầu gì?
Để thực hiện các công việc về pháp lý, người hành nghề luật sư cần trang bị cho bản thân kiến thức cũng như kỹ năng về chuyên môn của ngành nghề.
Tại Việt Nam, quy định về tiêu chuẩn luật sư là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, và có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.
Trong đó, quy định cơ bản về đào tạo nghề luật sư như sau:
- Có Bằng cử nhân luật và đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư;
- Hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư theo thời gian đào tạo mà pháp luật quy định là mười hai tháng và được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Ngoài ra, một số kỹ năng cần thiết của luật sư bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
- Chủ động hỗ trợ các nhu cầu pháp lý của khách hàng
Tóm lại, để hành nghề luật sư hoặc cung cấp dịch vụ luật sư liên quan, bạn cần đáp ứng không chỉ những yêu cầu về bằng cấp hợp lệ, năng lực chuyên môn mà còn cả các kỹ năng mềm cần thiết để có thể đi xa hơn với công việc mang yêu cầu độ chính xác, tinh thần trách nhiệm cao và khả năng chịu áp lực tốt.
Thông qua bài viết trên, Jobcado mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về ngành nghề luật sư cũng như những yêu cầu cần đáp ứng để hành nghề luật sư. Truy cập ngay Jobcado để tìm và ứng tuyển công việc luật sư phù hợp với bạn nhé!